Bậc chịu lửa của công trình hiện nay là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay, nhất là trong quá trình xây dựng nhà xưởng, thi công nhà xưởng. Để hiểu thêm về bậc chịu lửa, cách xác định bậc chịu lửa trong công trình xây dựng nhà xưởng thì bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Bậc chịu lửa là gì?
Vậy bậc chịu lửa của công trình là gì? Theo quy định ở mục 1.5.19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng với công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành thì bậc chịu lửa sẽ được quy định kèm theo một số tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Có thể nói bậc chịu lửa là đặc trưng chịu lửa của nhà và công trình dựa vào tiêu chuẩn và nó được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính. Bậc chịu lửa công trình sẽ được xác định bởi thời gian tối đa chịu lửa của kết cấu thép trong quá trình xây dựng nhà xưởng. Chính vì thế mà trong quá trình lựa chọn vật liệu xây dựng cho công trình thì nhà thầu phải thật cẩn trọng, cần tham khảo đơn giá xây dựng nhà xưởng và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, người có kinh nghiệm lâu năm. Bởi đây là yếu tố vô cùng quan trọng, nó có tầm ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu lửa và xác định tuổi thọ của công trình.
Quy định bậc chịu lửa của công trình xây dựng
Giới hạn chịu lửa
Về thời gian thì sẽ được tính bằng giờ hoặc bằng phút, kể từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn. Cho tới khi các mẫu xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn khi thi công kết cấu thép và cấu kiện, cụ thể như sau:
- Mất khả năng chịu lực
- Mất đi tính toàn vẹn
- Mất đi khả năng cách nhiệt
Tuổi thọ công trình
Khi này công trình xây dựng phải được bảo đảm về tính chất cơ lý và một số tính chất khác được thiết lập trong thiết kế. Đồng thời bảo đảm sử dụng trong điều kiện bình thường, trong suốt quá trình khai thác và vận hành.
Tính bền vững
Là đặc trưng về độ bền, độ ổn định của nhà xưởng trong suốt quá trình khai thác sử dụng.
Cách xác định bậc chịu lửa cho công trình xây dựng nhà xưởng
Bậc chịu lửa của công trình xây dựng nhà xưởng sẽ bao gồm hệ cột chịu lực, tường, thanh giằng, vách cứng và bộ phận thuộc sàn như dầm hay xà. Khi này, tất cả các cấu kiện đều được tham gia vào quá trình giữ tính ổn định cho tổng thể công trình. Điều này giúp cho kiến trúc công trình không bị biến dạng, nếu chẳng may xảy ra hỏa hoạn và khi này bậc chịu lửa sẽ được phân cấp để có khả năng chống lại sự phá hủy tàn bạo của hỏa hoạn, tất cả được thể hiện cụ thể như sau:
Buồng thang và cột tường chịu lực
- Bậc I: 150 phút
- Bậc II: 120 phút
- Bậc III: 120 phút
- Bậc IV: 30 phút
Bậc cầu thang và các cấu kiện khác của thang
- Bậc I: 60 phút
- Bậc II: 60 phút
- Bậc III: 60 phút
- Bậc IV: 15 phút
Tường ngoài không chịu lực
- Bậc I: 30 phút
- Bậc II: 15 phút
- Bậc III: 15 phút
- Bậc IV: 15 phút
Tường trong không chịu lực
- Bậc I: 30 phút
- Bậc II: 15 phút
- Bậc III: 15 phút
- Bậc IV: 15 phút
Tâm lát và các cấu kiện chịu lực khác của sàn nhà
- Bậc I: 60 phút
- Bậc II: 45 phút
- Bậc III: 45 phút
- Bậc IV: 15 phút
Tấm lát và các cấu kiện chịu lực của mái nhà
- Bậc I: 30 phút
- Bậc II: 15 phút
- Bậc III: Không quy định
- Bậc IV: Không quy định
Đặc biệt với những bậc chịu lửa nhà khung thép mái tôn thì sẽ được đơn vị PCCC áp dụng vào trong nhà bậc V. Trong đó phải kể đến diện tích khoang cháy thường là 1200m2 dành riêng cho mỗi tầng, nếu như công trình có diện tích lớn hơn yêu cầu gia tăng bậc chịu lửa thì nên sử dụng phương pháp thay thế vật liệu hoặc sơn chống cháy cho cột kèo.
Một số lưu ý về ứng dụng vật liệu bậc chịu lửa cho công trình xây dựng nhà xưởng
Ngoài việc xác định bậc chịu lửa của công trình ra thì bạn cũng đừng quên tìm hiểu về vật liệu ứng dụng có khả năng chống cháy cho công trình nhà xưởng nhé:
- Đối với công trình bậc chịu lửa III: Thì sàn tầng một, tầng trên và chân tường hầm sẽ được làm từ những vật liệu khó cháy và thời gian chịu lửa tối thiểu phải từ 60 phút trở lên nhé.
- Đối với công trình bậc chịu lửa IV và V: Thì sàn tầng hầm, chân tưởng sẽ được làm từ những vật liệu có giới hạn chịu lửa tối thiểu là từ 45 phút trở lên.
- Ngay tại phòng sản xuất, phòng sử dụng và phòng bảo quản chất lỏng thì rất dễ cháy cho nên đòi hỏi phải sử dụng các vật liệu chống cháy.
- Những trường hợp ngôi nhà có tầng hầm mái mà cấu kiện chịu lực của mái sẽ sử dụng vật liệu khó cháy và được phép lợp mái bằng vật liệu dễ cháy.
- Còn với những nhà xưởng cách từ 30m trở xuống so với đường xe lửa đầu máy hơi nước thì tuyệt đối không nên sử dụng vật liệu dễ cháy để lớp mái nhé.
Kết luận
Ở trong bài viết này thì chúng tôi cũng đã chia sẻ tới cho bạn một số thông tin về bậc chịu lửa của công trình xây dựng nhà xưởng, một số quy định bậc chịu lửa và các xác định bậc chịu lửa trong công trình xây dựng nhà xưởng. Qua đó giúp cho bạn có thêm các thông tin, kiến thức về bậc chịu lửa trong công trình xây dựng, mong rằng các thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trong đây sẽ là những thông tin bổ ích dành cho bạn. Nếu cần tìm đơn vị uy tín trong thi công xây dựng nhà xưởng, Công ty Nam Trung là một lựa chọn không thể bỏ qua, liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết.