Nấm hoa hồng là gì? Cách phòng ngừa và xử lý nấm cho cây hoa hồng

Nấm hoa hồng là một hiện tượng không hiếm gặp. Chúng xảy ra phổ biến vào thời điểm qua tết. Bởi thời tiết lúc này có độ ẩm cao khiến cho cây hay bị bệnh. Trở thành điều kiện thích hợp cho nấm và sâu bệnh tấn công cây. Cây hồng sẽ xuất hiện các vết bệnh với triệu chứng khác nhau như: lá vàng, đốm, cháy, xoăn nhúm. Vậy nấm hoa hồng là gì? Cách phòng ngừa và xử lý nấm cho cây hoa hồng ra sao? Bí mật được chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.

 

Nấm hoa hồng là gì?

Nấm hoa hồng là gì?
Nấm hoa hồng là gì?

Nấm, sâu bệnh, côn trùng…là những tác động khó chịu. Ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Cũng giống như các loài hoa khác. Khi bị nấm tấn công, cây sẽ không phát triển, còi cọc và héo úa dần. Nếu không được chữa trị kịp thời, hoa hồng sẽ chết. Nấm hoa sinh ra trong quá trình tưới nước, bón phân. Sinh ra trong môi trường có nhiều độ ẩm. Tác hại của nấm hoa hồng rất lớn. Trở thành một bệnh dịch gây hại, gây thiệt hại rộng lớn.

Hoa hồng thường bị các chứng bệnh gì do nấm?

Cây hồng bị nấm tấn công sẽ xuất hiện các vết bệnh với nhiều triệu chứng khác nhau. Đa số xảy ra hiện tượng lá vàng, đốm, cháy, xoăn nhúm, thối đen gốc…Cụ thể:

Bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen
Bệnh đốm đen

Hồng bị bệnh đốm đen chủ yếu nguyên nhân do nấm Diplocarpon rosae gây ra. Nấm xuất hiện khi có điều kiện độ ẩm ướt và có nhiệt độ trong khoảng 15 – 25 độ C. Bào tử mọc mầm trong khoảng 9 giờ. Nấm tấn công cây hồng, hình thành đĩa áp và vòi qua biểu bì xâm nhiễm trực tiếp. Nấm này phát triển tốt, gây bệnh đốm đen từ 22 đến 26 độ C. Loại này lưu tồn ngay trong bộ phận cây bị bệnh. Sau đó lây lan qua sự tiếp xúc các lá hồng, nhất là nước mưa, nước tưới. Hoặc lây lan nhanh theo đường của các loài côn trùng.

Sự xâm hại của bệnh đốm đen thường ở trên lá và hoa của nhiều giống cây hồng. Biểu hiện triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở các lá già. Sau lan dần đến các lá non, tiếp đến là đọt và nụ hoa. Bằng mắt thường, chúng ta có thể thấy những đốm tròn nhỏ, có màu nâu hoặc màu đen. Sau đó chúng sẽ phát triển thành những đốm đen to tướng và viền có răng cưa. Đường kính của vết bệnh là từ 0,5 đến 1cm. Lá bị bệnh sẽ rụng nhanh, nếu bệnh nặng toàn bộ lá phía dưới, giữa sẽ rụng hết. Chỉ còn sót lại vài lá trên ngọn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự quang hợp. Kìm hãm sự phát triển của cây hoa hồng.

Bệnh rỉ sắt hoa hồng

Rỉ sắt là căn bệnh được sinh ra do nấm Phragmidium mucronatum. Bệnh này không hiếm gặp ở nhiều giống hoa hồng. Biểu hiện cụ thể là có vô số các ổ nổi có màu vàng da cam. Hoặc có màu nâu sắt gỉ thường xuất hiện ở mặt dưới của lá, dưới cành non. Chúng làm cho lá úa vàng đi, không xanh như bình thường.

Bệnh mốc xám trên hoa hồng

Bệnh mốc xám trên hoa hồng
Bệnh mốc xám trên hoa hồng

Bệnh mốc xám trên hoa hồng là bệnh do nấm Botrytis cinerea gây ra. Nấm hoa hồng này chủ yếu xuất hiện và hại trên hoa. Bạn quan sát thấy vết bệnh có nhiều đốm nhỏ, màu xám ở trên nụ và hoa. Khi loài nấm này xuất hiện, nó làm cho hoa bị thối. Nếu không có giải pháp điều trị kịp thời, bệnh nặng sẽ khiến cho các cành non bị héo.

Bệnh sùi cành hoa, u rễ hoa hồng

 

Bệnh này do vi khuẩn Agrobacterium sp gây ra. Chúng ta dễ dàng nhận thấy dấu hiệu bệnh là xuất hiện trên thân, cành, rễ. Trên thân, cành, các đốt thân hoa hồng bị co ngắn lại. Xuất hiện những u sần sùi, vỏ cây nứt ra, tạo nên những vết khía chằng chịt trên thân. Thậm chí bên trong gỗ cũng bị nổi u. Những vết sần sùi này xuất hiện sẽ nối thành một đoạn dài. Có lúc chúng còn bao phủ quanh cả cành. Nhưng cũng có khi chỉ một phía. Bệnh làm cho cành dễ gãy, khô và chết.

Không chỉ hại cành, hiện tượng nấm hoa hồng này còn xuất hiện trên rễ. Biểu hiện là thường xuất hiện khá nhiều những vết u sần sùi. Chúng nối liền nhau thành từng đoạn dài. Làm cản trở hoạt động hút chất dinh dưỡng của rễ. Khiến cho cây bị cằn cỗi, thiếu sức sống, lá bị biến vàng rồi rụng dần.

Bệnh thán thư hoa hồng

Bệnh thán thư hoa hồng
Bệnh thán thư hoa hồng

Thán thư là bệnh xuất hiện do nguyên nhân từ nấm Colletotrichum gloeosporioides và nấm Cephaleures virescens. Bệnh này rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây và quá trình ra hoa. Khi mắc bệnh, các bộ phận của hoa hồng như cành, lá, chồi non cũng đều bị ảnh hưởng. Những bông hoa sẽ không phát triển to, lá hoa sẽ bị ăn mòn dần theo hình vòng tròn.

Ban đầu khi mới bắt đầu bị bệnh, cây chỉ từ một đốm nhỏ, lan dần thành những đốm lớn. Những đốm nhỏ này có viền nâu hoặc màu xanh xám, vàng nâu. Chúng hơi trũng xuống, bắt đầu xuất hiện ở chóp lá, mép lá và giữa phiến lá. Những vết bệnh này sẽ lan rộng nếu không được chữa trị. Tạo nên các vết hoại tử. Phần vết bệnh ở phần mặt dưới lá sẽ có những bào tử lấm tấm đen. Bệnh không khiến cho hoa hồng chết ngay lập tức. Nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây.

Bệnh phấn trắng hoa hồng

Bệnh phấn trắng hoa hồng xuất hiện như một lớp bột màu trắng. Chúng phủ lấy thân và lá của hoa hồng. Nguyên nhân chủ yếu là do nấm mốc gây ra do ở môi trường ẩm ướt, ít ánh nắng.

Bệnh hoa hồng vàng lá

Đây là triệu chứng của bệnh lá bị nhiễm độc, chuyển dần sang màu vàng. Có thể nguyên nhân là do thiếu sắt hay đất quá kiềm. Hoặc có thể là do đất trồng cây bị thoát nước kém.

Ngoài những chứng bệnh trên, hoa hồng còn gặp một số bệnh khác do nấm gây ra. Chẳng hạn như bệnh héo Verticillium, bệnh chết khô…

Cách phòng ngừa và xử lý nấm cho cây hoa hồng

Cách phòng ngừa và xử lý nấm cho cây hoa hồng
Cách phòng ngừa và xử lý nấm cho cây hoa hồng

 

Chăm sóc, trị bệnh cho hoa hồng là vấn đề đòi hỏi phải am hiểu và có kinh nghiệm. Nhiều người cứ thấy nấm hoa hồng là tự mua thuốc đặc trị. Tuy nhiên cây không khỏi mà càng khiến cho tình trạng ngày càng tệ hơn. Đôi lúc những loại thuốc mạnh vừa khiến cho cây bị phản ứng đột ngột. Vừa gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Để an toàn, quý vị hãy thử áp dụng một số cách phòng ngừa và xử lý nấm như sau:

  • Chọn lựa giống hoa hồng có thể chống chịu được nhiều môi trường. Chọn vườn ươm cao ráo, thoát nước tốt, không bị ứ sau mưa.
  • Chú ý vệ sinh đất trồng, diệt trừ cỏ dại thường xuyên, có thể sử dụng phân bón diệt cỏ mua từ các công ty phân bón chuyên nghiệp. Bởi đây là nơi tích lũy rất nhiều nguồn bệnh, nấm hại hoa hồng.
  • Cắt tỉa cành và ngắt bỏ lá bệnh thường xuyên. Cứ trung bình khoảng từ 3 – 4 ngày là nên thực hiện một lần. Nhặt hết lá bị bệnh và những cánh hoa tàn, rụng trên mặt đất hoặc chậu. Tiêu hủy các tàn dư cây bệnh để vườn luôn thông thoáng. Làm giảm độ ẩm, tăng cường khả năng hấp thu ánh sáng cho hoa hồng. Từ đó giúp nâng cao năng suất và phẩm chất của hoa.
  • Tưới đủ nước cho hoa, tránh để nước ứ đọng quá nhiều trên mặt lá. Tạo điều kiện thuận lợi để cho nấm bệnh lây lan nhanh.
  • Cần bổ sung thường xuyên những chủng nấm có lợi cho đất trồng. Chúng sẽ giúp phòng ngừa bệnh rất tốt cho cây. Bằng cách sử dụng Trichoderma pha 1.5g với 2 lít nước, đem phun lên đất. Cứ 2 tháng phun nhắc lại một lần.
  • Có thể sử dụng các chế phẩm sinh học thân thiện như phân bón hữu cơ vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa trừ các bệnh nấm hoa hồng, hơn nữa còn là nguồn dinh dưỡng giúp cây hồi phục nhanh, phát triển tốt.

Kết luận

Nấm hoa hồng – một trong những tác nhân khó chịu và khó loại bỏ. Do vậy, phải tìm nguyên nhân, chứng bệnh và loại trừ lúc mới bắt đầu. Hy vọng một vài mẹo nhỏ từ the sound alarm có thể giúp bạn phòng ngừa và xử lý nấm cho cây hoa hồng trên đây.